20 cách viết nội dung marketing "khủng" có thể bạn chưa biết?
Tất cả những gì chúng ta biết và viết hiện nay trên mạng đa số đều có mục đích cụ thể. Doanh nghiệp muốn làm thương hiệu cho công ty, cho sản phẩm và mong muốn bán được nhiều, thật nhiều hàng. Bài viết này nhằm mục đích giúp các công ty thực hiện điều đó.
- 8 xu hướng digital marketing năm 2014
- Giải pháp "Sales - Marketing" trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Nam
- Phát động cuộc thi Bản lĩnh Marketer 2014
- Mobile marketing giúp các nhà khai thác phát triển
- 5 “bí kíp” cho người làm mobile marketing tại châu Á
- Đầu tư cho Mobile Marketing - chưa bao giờ thích hợp hơn
- Mobile marketing - Xu hướng truyền thông của tương lai
- Hơn 120 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ VinaPhone SMS Marketing
Không thể giúp bạn trả lời câu hỏi: bạn phải viết gì, chia sẻ thế nào? Chúng tôi chỉ giúp bạn cách khai thác một câu chuyện, khai thác một chủ đề thực tế, đúng tâm lý người đọc và được chia sẻ nhiều trên mạng.
Hiểu được tâm lý của việc chia sẻ
Bước đầu tiên để được mọi người chia sẻ nội dung của bạn là phân tích hành vi của con người. Điều gì thúc đẩy mọi người làm những việc này? Điều gì khiến mọi người chia sẻ nội dung đó? Các thành phần cơ bản nhất cần lưu ý khi mọi người chia sẻ nội dung, họ có nhận được giá trị hay phần thưởng nào đó khi chia sẻ?
Họ chia sẻ những nội dung khi họ thấy chính họ trong đó, các nội dung được phản ánh về họ, về người xung quanh họ. Nội dung của bạn có làm được điều này? Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania đã phân tích hàng ngàn mẩu nội dung được chia sẻ để hiểu được tâm lý đằng sau lý do tại sao mọi người chia sẻ. Chúng ta có thể suy ra các lý do sau đây lý do tại sao mọi người chia sẻ nội dung:
- Điều tích cực có nhiều khả năng được chia sẻ
- Những chia sẻ mang lại những điều "Kinh ngạc" cho người đọc
- Chia sẻ những nội dung có khả năng liên kết cảm xúc với người đọc
- Mọi người chia sẻ nội dung về các chủ đề để xác định họ là ai và những gì niềm tin của họ
- Nội dung được chia sẻ bởi vì nó gợi lên cảm xúc kích thích, dù tích cực hay gây tranh cãi.
Làm thế nào để nội dung có thêm chia sẻ?
Một khi các đã nằm vững được lý do tại sao mọi người chia sẻ, đó là thời gian để áp dụng kiến thức này để quá trình sáng tạo nội dung của riêng bạn.
Không có bất kì một quy tắc chung nào cho các thương hiệu. Chúng tôi nghĩ rằng tiếp thị là một thế giới muôn màu và tôi không bao giờ muốn vẽ các đường màu đen và trắng. Thay vào đó, hãy xem xét 20 cách sau đây để làm cho nội dung của bạn có thể chia sẻ nhiều hơn và thực hiện cộng hường giữa thương hiệu và sản phẩm của bạn.
1. Viết với phong cách của chính mình
Hãy suy nghĩ và viết về công ty bạn với cá tính của riêng mình, Bạn viết ở ngôi thứ nhất và thêm cá tính, kinh nghiệm cuộc sống để bài viết của bạn thêm sinh động. Những người đọc và có mong muốn kết nối với nội dung bạn viết họ cảm thấy họ đang kết nối với một nhà văn. Hãy nhớ rằng, một phần lý do quan trọng mà mọi người chia sẻ chính là một phần nội dung đó và bởi vì nó kết nối được tình cảm của người đọc
2. Thêm một cái gì đó bất ngờ
Hãy thử gây sốc. So sánh hai điều gì đó với nhau và mang lại một tình bất ngờ và gây sốc với người đọc. Tuy nhiên hãy chia sẻ những cái có văn hóa và đừng quá lố sẽ có tác dụng ngược lại. Bạn có thể làm điều này trong các bài viết blog!
3. Thu thập các nguồn dữ liệu trong nội dung xuất bản
Có thểlàm việc với bên thứ ba để thu thập các nguồn dữ liệu mới, khảo sát cơ sở người dùng của riêng bạn, gủi email cho các cuộc thăm dò, thu nhập dữ liệu của riêng bạn thay vì nhớ qua người khác. Những người thích đọc và chia sẻ những thông tin mới.
4. Các yếu tố kích thích cảm xúc
Hãy thử nghĩ về thương hiệu Huggies. Thậm chí không chỉ phụ huynh mà đến cả bản thân bạn còn muốn tương tác với các quảng cáo của họ. Bạn có thể gủi một tấm ảnh Instagram ngọt ngào với trích dẫn hấp dẫn và gửi một cái gì đó trên Facebook mà khách hàng của bạn có thể nhớ ngay.
5. Có tư tưởng lãnh đạo
Làm cho một nhà lãnh đạo suy nghĩ về một chủ đề của bạn. Bạn viết về chiến lược cạnh tranh, thông tin mới hoặc các dòng sản phẩm tuyệt vời. Một khi bạn có thông tin từ các nguồn đáng tin cậy thì thông tin của bạn càng dễ nhiều người chia sẻ.
Người chia sẻ họ chỉ chia sẽ các thông tin hữu ích và từ các nguồn tin tưởng. Họ không giới thiệu nội dung từ một người nào đó họ không tin tưởng. Đó là cộng việc của bạn sẽ được các nhà lãnh đạo tin tưởng, đặt ra các nội dung để người đọc bạn cảm thấy nó luôn mới mẻ.
6. Hỏi người đọc của bạn muốn gì?
Điều này nghe có vẻ hơi kì cục với bạn nhừng đó là một trong chiến thuật đơn giản nhưng hữu ích nhất. Đơn giản là bạn chỉ cần gửi một email hoặc một tweet yêu cầu người đọc của bạn họ muốn chủ đề nào thường xuyên hơn.
Khi thực hiện đề nghị của khách hàng, họ sẽ thấy được tôn trọng và thấy mình trong quá trình sáng tạo của bạn, họ sẽ chia sẻ các nội dung đó một cách nhiều hơn, đúng định hướng bạn đã hỏi.
7. Phân tích 5 nội dung thành công nhất trên mạng hiện nay.
Hãy tạo các bảng tính và sử dụng các công cụ theo dõi để phân tích các tác phẩm nội dung thành công nhất hiện nay. Thành công ở đây thể hiện bằng việc bình luận về nội dung và chia sẻ nội dung đó.
Hãy tìm 5 nội dung thành công và tìm ra những điểm chung của 5 nội dung đó. Sau đó hãy áp dụng những điểm chung đó cho bài viết của bạn ngay bây giờ. Chú ý phân tích những thứ như tiêu đề bài viết, các loại nội dung, cũng như các khía cạnh hình ảnh của nội dung.
8. Dự đoán xu hướng mới
Bằng cách dự đoán các xu hướng mới, bạn đang thể hiện rằng những người tham gia với bạn trong tương lai tăng lên nhanh chóng. Khi mọi người chia sẻ nội dung của bạn họ đang định vị mình như xu hướng mới và người chia sẻ thông tin ban đầu là tốt.
9. Hãy thử định dạng mới
Phần hình ảnh của nội dung có xu hướng mới. Hãy thử một infographic hoặc tạo ra các nội dung trên nền ảnh. Có lẽ bạn đã làm điều này? Sau đó, trộn mọi thứ lên một chút với một số báo cáo nghiên cứu hoặc sâu hơn bài đăng trên blog.
10. Thực hiện nội dung của bạn hấp dẫn thị giác
Một lần nữa, nội dung trực quan là quan trọng. Nhưng ở đây không chỉ có nghĩa là hình ảnh đẹp và đồ họa. Chúng tôi cũng đề cập đến nội dung đó là trực quan hấp dẫn ở cái nhìn đầu tiên. Hãy chắc chắn rằng, nó được tách ra thành các mục với chữ in đậm, tiêu đề, phụ đề, và đoạn văn ngắn
11. Sử dụng ngôn từ mạnh nhưng rõ ràng về tiêu đề và phần giới thiệu
Phô trương đôi khi cũng tốt, nhưng thường mọi người chỉ muốn chia sẻ khi biết chính xác những gì bài viết của bạn cung cấp cho họ. Vì vậy, chúng tôi ủng hộ cách sáng tạo với tiêu đề và phác thảo một lời giới thiệu hấp dẫn.
Điều này liệu có phải là việc tạo ra nội dung có thể chia sẻ? Khi một tiêu đề tốt nhưng lại gắn với một nội dung tầm thường, tôi hứa với bạn sẽ không có ai chia sẻ nó đâu. Hãy cung cấp cho độc giả những gì bạn đã hứa.
12. Đơn giản mọi thứ.
Sai lầm lớn nhất một số người sáng tạo nội dung thực hiện quá phức tạp chủ đề của họ. Viết trong một giọng nói đích thực và đàm thoại nếu đó là cá tính của bạn. Hãy viết blog của bạn dễ đọc. Nếu bạn đang viết một tờ giấy trắng, đơn giản hóa các chủ đề phức tạp để độc giả của bạn có thể có được thông qua nó và giới thiệu nó như một nguồn tài nguyên.
13. Có một CTA - Call to Action rõ ràng
Đây là một trong những chiến thuật đơn giản nhất nhưng hiệu quả để nhắc nhở độc giả của bạn để chia sẻ nội dung. Khi kết thúc một bài đăng blog nói điều gì đó như "Bạn có thích bài viết này? Sau đó chuyển cho bạn bè!". Đôi khi người ta chỉ cần một cú hích nhẹ.
14. Sử dụng công cụ phân tích chủ đề
Có nhiều công cụ hiện có để tạo ra những ý tưởng nội dung. Duyệt các câu hỏi của người yêu cầu và có các câu trả lời tương ứng cho bạn. Nó không phải là một ý tưởng tồi để phát hiện tiêu đề và nội dung bài viết sau những câu hỏi.
15. Bao gồm các nút chia sẻ với nội dung bài viết lớn.
Chèn hình ảnh để người đọc có thể pin hoặc phần đồ thị họ có thể nhúng vào nội dung của họ. Bao gồm cả "bấm vào để tweet" để độc giả của bạn liên tục có thể chia sẻ các phần của bài viết của bạn dễ dàng.
16. Thử nghiệm với thời gian sống của nội dung
Thử nghiệm với cả hai nội dung - nội dung với thời hạn sử dụng lâu dài và xu hướng nội dung (nội dung đã làm với một kỳ nghỉ hoặc chủ đề nóng) để bạn có nhiều kinh nghiệm. Cả hai đều có ưu điểm riêng.
17. Hình dung ra mục tiêu mà bạn muốn chia sẻ
Nếu bạn là một nhà tiếp thị, bạn có khả năng về truyền thông xã hội. Nhìn vào những gì mọi người đang chia sẻ và tự hỏi tại sao họ đang chia sẻ nó. Sử dụng những manh mối để phân tích động lực của khán giả để chia sẻ và cung cấp cho họ nội dung thúc đẩy.
18. Nội dung và chủ đề cũ nhưng bạn hãy viết có chiều sâu.
Tất nhiên, phần lớn các nội dung của chúng ta là về chủ đề người khác đã viết và viết nhiều lần. Những gì bạn thiếu trong bài viết đó là sự độc đáo, bạn hãy khai thác triệt để nó và đặc biệt có chiều sâu. Bao gồm nhiều số liệu thống kê và các lời khuyên cho các giải pháp tốt hơn.
19. Tạo ra nội dung cùng một chỗ.
Biên dịch các câu chuyện khác nhau, nghiên cứu trường hợp, thủ thuật v.v... để nội dung của bạn trên bất kỳ chủ đề nhất định. Ví dụ, bạn có thể phỏng vấn một loạt các blogger về bất kỳ chủ đề xu hướng và thực hiện một bài viết rất chi tiết với giọng khác nhau. Người đọc thấy hạnh phúc khi chia sẻ những nội dung như vậy.
20. Làm tốt những điều trên về nội dung
Đây có lẽ là bước khó nhất, bước thứ 20, bước hoàn thiện các bước trên nó để làm thành một nội dung hoàn chỉnh có sức chia sẻ với cộng đồng cao. Bài viết của bạn hãy là chính mình, gắn cái tôi vào đó, thêm chút gia vị cho: "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi"- để lại Like và Share cho cộng đồng.
Tiến Hoàng