Bộ TT&TT quyết định triển khai công nghệ 4G trong năm nay

00:36, 23/03/2015

(Telecom&IT) - Ngày 26/3/2015, Hội thảo Quốc tế 4G LTE tiểu vùng sông Mekong lần thứ nhất năm 2015 do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức sẽ chính thức diễn ra tại Hà Nội.

Theo số liệu do Cục Viễn thông cung cấp, sau 5 năm triển khai kể từ năm 2009, số lượng thuê bao 3G của Việt Nam đã tăng lên và đạt gần 29 triệu thuê bao tính đến thời điểm tháng 1/2015, chiếm gần 1/3 tổng dân số.

Số lượng này vẫn đang tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Hiện nay, công nghệ 3G đã được phủ sóng trên khắp 63 tỉnh/thành phố và các vùng biên giới, hải đảo. Chất lượng dịch vụ 3G cũng gia tăng đáng kể, đạt tốc độ 42 Mbps; giá cước sử dụng cũng đã thay đổi nhiều để phù hợp với người sử dụng.

Năm 2012, công nghệ 4G đã phát triển vượt bậc và từng bước thay thế công nghệ 3G. Cuối năm 2014, thế giới đã có hơn 300 đơn vị kinh doanh dịch vụ 4G tại hơn 100 quốc gia. Trong đó, 61 đơn vị ở 25 quốc gia là thuộc về châu Á. 

Riêng Đông Nam Á, dịch vụ 4G đã phát triển thành công tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Brune… Còn tại các quốc gia thuộc lưu vực tiểu vùng sông Mekong, công nghệ vẫn chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm hoặc mới bước đầu được triển khai. 

Theo Qualcomm, đến năm 2020, thế giới sẽ có khoảng 25 tỷ thiết bị kết nối công nghệ Internet di động. Do đó, thị trường 4G tại Đông Nam Á nói riêng và tại Châu Á nói chung sẽ còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Đứng trước xu thế trên, Bộ TT&TT quyết định sẽ triển khai công nghệ 4G trong năm nay. Trong khuôn khổ kế hoạch, hội thảo quốc tế 4G LTE năm 2015 với chủ đề: “Quy hoạch tổng thể 4G tại Việt Nam và kinh nghiệm triển khai 4G tại các quốc gia khác” sẽ tập trung giới thiệu một số vấn đề về quản lý và cấp phép tần số 4G tại Việt Nam; cùng cam kết và lợi ích khi triển khai hệ sinh thái 4G; cơ hội và thách thức khi triển khai 4G tại Việt Nam; cùng bài học kinh nghiệm xây dựng, triển khai công nghệ 4G tại các quốc gia khác. 

Dự kiến, hội thảo sẽ có sự hiện diện của 400 khách mời là các chuyên gia, các nhà quản lý ở các đơn vị, tổ chức, công ty đang hoạt động trong thị trường viễn thông như Bộ TT&TT Việt Nam, Bộ TT&TT Thái Lan, Bộ Bưu chính & Viễn thông Lào, Bộ Bưu chính và viễn thông Campuchia, Bộ TT&TT Công nghệ Myanma, các Cục, Vụ, cơ quan quản lý viễn thông; đơn vị cung cấp hạ tầng kỹ thuật, giải pháp; đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông; đơn vị kinh doanh dịch vụ nội dung số; đơn vị truyền thông báo chí… tại Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma và một số quốc gia Âu Mỹ khác. 

Theo số liệu do Cục Viễn thông cung cấp, sau 5 năm triển khai kể từ năm 2009, số lượng thuê bao 3G của Việt Nam đã tăng lên và đạt gần 29 triệu thuê bao tính đến thời điểm tháng 1/2015, chiếm gần 1/3 tổng dân số.

Số lượng này vẫn đang tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Hiện nay, công nghệ 3G đã được phủ sóng trên khắp 63 tỉnh/thành phố và các vùng biên giới, hải đảo. Chất lượng dịch vụ 3G cũng gia tăng đáng kể, đạt tốc độ 42 Mbps; giá cước sử dụng cũng đã thay đổi nhiều để phù hợp với người sử dụng.

Năm 2012, công nghệ 4G đã phát triển vượt bậc và từng bước thay thế công nghệ 3G. Cuối năm 2014, thế giới đã có hơn 300 đơn vị kinh doanh dịch vụ 4G tại hơn 100 quốc gia. Trong đó, 61 đơn vị ở 25 quốc gia là thuộc về châu Á. 

Riêng Đông Nam Á, dịch vụ 4G đã phát triển thành công tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Brune… Còn tại các quốc gia thuộc lưu vực tiểu vùng sông Mekong, công nghệ vẫn chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm hoặc mới bước đầu được triển khai. 

Theo Qualcomm, đến năm 2020, thế giới sẽ có khoảng 25 tỷ thiết bị kết nối công nghệ Internet di động. Do đó, thị trường 4G tại Đông Nam Á nói riêng và tại Châu Á nói chung sẽ còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Đứng trước xu thế trên, Bộ TT&TT quyết định sẽ triển khai công nghệ 4G trong năm nay. Trong khuôn khổ kế hoạch, hội thảo quốc tế 4G LTE năm 2015 với chủ đề: “Quy hoạch tổng thể 4G tại Việt Nam và kinh nghiệm triển khai 4G tại các quốc gia khác” sẽ tập trung giới thiệu một số vấn đề về quản lý và cấp phép tần số 4G tại Việt Nam; cùng cam kết và lợi ích khi triển khai hệ sinh thái 4G; cơ hội và thách thức khi triển khai 4G tại Việt Nam; cùng bài học kinh nghiệm xây dựng, triển khai công nghệ 4G tại các quốc gia khác. 

Dự kiến, hội thảo sẽ có sự hiện diện của 400 khách mời là các chuyên gia, các nhà quản lý ở các đơn vị, tổ chức, công ty đang hoạt động trong thị trường viễn thông như Bộ TT&TT Việt Nam, Bộ TT&TT Thái Lan, Bộ Bưu chính & Viễn thông Lào, Bộ Bưu chính và viễn thông Campuchia, Bộ TT&TT Công nghệ Myanma, các Cục, Vụ, cơ quan quản lý viễn thông; đơn vị cung cấp hạ tầng kỹ thuật, giải pháp; đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông; đơn vị kinh doanh dịch vụ nội dung số; đơn vị truyền thông báo chí… tại Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma và một số quốc gia Âu Mỹ khác. 
TIN LIÊN QUAN