China Mobile: thuê bao 4G đạt số lượng 70 triệu vào năm nay

00:16, 21/11/2014

Nhà khai thác viễn thông hàng đầu Trung Quốc, China Mobile dự định sẽ thiết lập lại mục tiêu 4G của năm 2014 và triển khai công nghệ LTE-Advanced để tăng cường năng lực...

Phát biểu tại Diễn đàn Băng rộng Di động Toàn cầu, ông Li Zhengmao, phó chủ tịch của China Mobile cho biết hãng đã đạt được mục tiêu 50 triệu thuê bao 4G vào tháng trước, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch đưa ra. Với tốc độ tăng trưởng này, hãng dự kiến sẽ tăng thêm 20 triệu thuê bao TD-LTE nữa vào hai tháng còn lại của năm. 

Ông Li phát biểu: “Để đạt được số lượng 50 triệu thuê bao 3G chúng tôi phải mất đến 3 năm và để có thể vượt qua con số 50 triệu thuê bao 2G thì lại mất gần 10 năm. Nhưng giờ đây, chỉ trong 1 năm mà chúng tôi đã đạt được con số tương đương đối với thuê bao TD-LTE”.

Ông Li dự đoán thuê bao 4G sẽ tăng gấp đôi, đạt số lượng 150 triệu vào cuối năm tới và 300 triệu vào cuối năm 2016. Hiện ARPU 4G của hãng có tần suất sử dụng trung bình là 1,5 lần, dữ liệu sử dụng trung bình là 4,2 lần và lưu lượng mạng 4G chiếm 32,3%.

Ông nhấn mạnh nhu cầu 4G tăng trưởng mạnh mẽ là do sự đa dạng của các thiết bị đầu cuối giá rẻ, điển hình như sự phong phủ chủng loại của các loại điện thoại thông minh TD-LTE dưới 1.000 USD.

China Mobile hiện có 570.000 trạm gốc TD-LTE trên toàn quốc, số lượng này sẽ tăng lên 700.000 vào cuối năm nay và đạt con số 1.000.000 vào năm sau. Nhà khai thác này cũng sẽ triển khai công nghệ LTE-Advanced để tăng tốc độ dữ liệu của mạng 4G từ 100 Mbps lên 200 Mbps, 600 Mbps và thậm chí là 1 Gbps.

China Mobile cũng sẽ lần đầu tiên cho ra mắt dịch vụ VoLTE thương mại vào giữa năm sau và giới thiệu NFV cho mạng di động của hãng. Bên cạnh đó, hãng cũng đang xem xét về việc xây dựng mạng hội tụ FDD/TDD và cải tổ lại phổ tần 2G trên các băng tần có tần số 900 MHz và 1800 MHz cho FDD LTE.

Ông Li cho biết công nghệ hội tụ FDD và TDD cần có sự hợp tác chặt chẽ của các nhà khai thác để có thể đưa ra các tiêu chuẩn thống nhất cho giao diện trên không, cũng như loại bỏ sự khác biệt giữa FDD và TDD. Đồng thời, các nhà khai thác thiết bị mạng cũng cần hỗ trợ trong việc giảm giá thành chi phí mạng.

Chi phí cho 1 bit mạng 4G của China Mobile hiện bằng ¼ 3G; trong khi đó, chi phí 1 bit cho mạng 3G thì lại bằng 1/3 2G.

Theo nghiên cứu của IMT2020, lưu lượng mạng của Trung Quốc dự đoán sẽ tăng trưởng gấp 1.000 lần từ năm 2010 – 2020, và gấp 240 lần so với lưu lượng trung bình của thế giới. Ở các thành phố lớn, điển hình như Thượng Hải, lưu lượng mạng dự kiến sẽ tăng lên 600 lần và tại các khu vực có điểm phát sóng là  1.000 lần.

“Nếu lưu lượng mạng tăng lên 1.000 lần thì các nhà khai thác di động sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận với chi phí cho mỗi bit như hiện nay”, ông Li phát biểu thêm “chúng tôi kêu gọi các đối tác khai thác thiết bị viễn thông cần có những hỗ trợ cụ thể, nếu lưu lượng mạng dự kiến sẽ tăng lên 1.000 lần thì chi phí cho mỗi bit cũng cần được giảm xuống 1.000 lần”.

Phát biểu tại Diễn đàn Băng rộng Di động Toàn cầu, ông Li Zhengmao, phó chủ tịch của China Mobile cho biết hãng đã đạt được mục tiêu 50 triệu thuê bao 4G vào tháng trước, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch đưa ra. Với tốc độ tăng trưởng này, hãng dự kiến sẽ tăng thêm 20 triệu thuê bao TD-LTE nữa vào hai tháng còn lại của năm. 

Ông Li phát biểu: “Để đạt được số lượng 50 triệu thuê bao 3G chúng tôi phải mất đến 3 năm và để có thể vượt qua con số 50 triệu thuê bao 2G thì lại mất gần 10 năm. Nhưng giờ đây, chỉ trong 1 năm mà chúng tôi đã đạt được con số tương đương đối với thuê bao TD-LTE”.

Ông Li dự đoán thuê bao 4G sẽ tăng gấp đôi, đạt số lượng 150 triệu vào cuối năm tới và 300 triệu vào cuối năm 2016. Hiện ARPU 4G của hãng có tần suất sử dụng trung bình là 1,5 lần, dữ liệu sử dụng trung bình là 4,2 lần và lưu lượng mạng 4G chiếm 32,3%.

Ông nhấn mạnh nhu cầu 4G tăng trưởng mạnh mẽ là do sự đa dạng của các thiết bị đầu cuối giá rẻ, điển hình như sự phong phủ chủng loại của các loại điện thoại thông minh TD-LTE dưới 1.000 USD.

China Mobile hiện có 570.000 trạm gốc TD-LTE trên toàn quốc, số lượng này sẽ tăng lên 700.000 vào cuối năm nay và đạt con số 1.000.000 vào năm sau. Nhà khai thác này cũng sẽ triển khai công nghệ LTE-Advanced để tăng tốc độ dữ liệu của mạng 4G từ 100 Mbps lên 200 Mbps, 600 Mbps và thậm chí là 1 Gbps.

China Mobile cũng sẽ lần đầu tiên cho ra mắt dịch vụ VoLTE thương mại vào giữa năm sau và giới thiệu NFV cho mạng di động của hãng. Bên cạnh đó, hãng cũng đang xem xét về việc xây dựng mạng hội tụ FDD/TDD và cải tổ lại phổ tần 2G trên các băng tần có tần số 900 MHz và 1800 MHz cho FDD LTE.

Ông Li cho biết công nghệ hội tụ FDD và TDD cần có sự hợp tác chặt chẽ của các nhà khai thác để có thể đưa ra các tiêu chuẩn thống nhất cho giao diện trên không, cũng như loại bỏ sự khác biệt giữa FDD và TDD. Đồng thời, các nhà khai thác thiết bị mạng cũng cần hỗ trợ trong việc giảm giá thành chi phí mạng.

Chi phí cho 1 bit mạng 4G của China Mobile hiện bằng ¼ 3G; trong khi đó, chi phí 1 bit cho mạng 3G thì lại bằng 1/3 2G.

Theo nghiên cứu của IMT2020, lưu lượng mạng của Trung Quốc dự đoán sẽ tăng trưởng gấp 1.000 lần từ năm 2010 – 2020, và gấp 240 lần so với lưu lượng trung bình của thế giới. Ở các thành phố lớn, điển hình như Thượng Hải, lưu lượng mạng dự kiến sẽ tăng lên 600 lần và tại các khu vực có điểm phát sóng là  1.000 lần.

“Nếu lưu lượng mạng tăng lên 1.000 lần thì các nhà khai thác di động sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận với chi phí cho mỗi bit như hiện nay”, ông Li phát biểu thêm “chúng tôi kêu gọi các đối tác khai thác thiết bị viễn thông cần có những hỗ trợ cụ thể, nếu lưu lượng mạng dự kiến sẽ tăng lên 1.000 lần thì chi phí cho mỗi bit cũng cần được giảm xuống 1.000 lần”.
TIN LIÊN QUAN