Người dùng kỳ vọng gì về gói dữ liệu dùng chung?

16:17, 29/12/2015

Nghiên cứu của Ericsson ConsumerLab tại sáu quốc gia cho thấy, hầu hết người dùng smartphone đều sở hữu nhiều thiết bị và có nhu cầu cao về gói dữ liệu dùng chung.

dulieudungchung1

Cụ thể, một hộ gia đình cơ bản sở hữu ít nhất sáu thiết bị kỹ thuật số (máy tính bảng, máy tính xách tay, PC...). Mỗi thiết bị lại được sử dụng bởi trung bình ba người dùng internet và còn đi kèm với một kết nối internet, bao gồm cả truy cập cố định và không dây.

Bên cạnh đó, trung bình mỗi hộ gia đình lại có đến hai thuê bao internet di động và một tùy chọn kết nối bổ sung như DSL hoặc cáp băng thông rộng. Điều này khiến cho hoạt động quản lý thuê bao trở nên phức tạp. 

Do đó, nhu cầu chỉ một thuê bao duy nhất cho tất cả các thiết bị (data sharing – gói dữ liệu dùng chung) đang ngày càng tăng cao để giải quyết vấn đề nói trên và tiết kiệm tiền. Tỉ lệ áp dụng gói cước dữ liệu dùng chung của người dùng smartphone tại Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 26%; 5% và 5%.

Tuy nhiên, rào cản chính của việc phổ biến gói cước dữ liệu dùng chung trong các hộ gia đình là do nhận thức “gói cước dữ liệu dùng chung thường có giá thành cao hơn và tốc độ truy cập internet chậm hơn so với việc áp dụng gói dữ liệu riêng biệt cho từng thành viên” – nhận thức được dựa trên trải nghiệm WiFi của người dùng. 

Có đến 1/3 người dùng smartphone trong tổng số 9.000 người dùng được khảo sát ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Brazil tin vào điều này. 

19% còn lo ngại gói dữ liệu dùng chung có thể gây ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình do tranh cãi từ hoạt động sử dụng cá nhân và chi phí. Mỹ hiện là quốc gia có chi phí bổ sung thêm thiết bị vào gói cước dữ liệu khá cao. Và đây cũng là rào cản lớn nhất của việc phổ quát gói cước dữ liệu dùng chung tại nước này.

Cũng theo dữ liệu nghiên cứu của Ericsson ConsumerLab, người dùng smartphone đang dùng gói cước dữ liệu dùng chung rất phấn khích với việc kết nối thêm nhiều thiết bị như thiết bị đeo, ô tô kết nối, nhà kết nối…

Tóm lại, sự tiến hóa của các gói cước dữ liệu dùng chung cần phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng trong hiện tại và tương lai.

Cụ thể, một hộ gia đình cơ bản sở hữu ít nhất sáu thiết bị kỹ thuật số (máy tính bảng, máy tính xách tay, PC...). Mỗi thiết bị lại được sử dụng bởi trung bình ba người dùng internet và còn đi kèm với một kết nối internet, bao gồm cả truy cập cố định và không dây.

Bên cạnh đó, trung bình mỗi hộ gia đình lại có đến hai thuê bao internet di động và một tùy chọn kết nối bổ sung như DSL hoặc cáp băng thông rộng. Điều này khiến cho hoạt động quản lý thuê bao trở nên phức tạp. 

Do đó, nhu cầu chỉ một thuê bao duy nhất cho tất cả các thiết bị (data sharing – gói dữ liệu dùng chung) đang ngày càng tăng cao để giải quyết vấn đề nói trên và tiết kiệm tiền. Tỉ lệ áp dụng gói cước dữ liệu dùng chung của người dùng smartphone tại Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 26%; 5% và 5%.

Tuy nhiên, rào cản chính của việc phổ biến gói cước dữ liệu dùng chung trong các hộ gia đình là do nhận thức “gói cước dữ liệu dùng chung thường có giá thành cao hơn và tốc độ truy cập internet chậm hơn so với việc áp dụng gói dữ liệu riêng biệt cho từng thành viên” – nhận thức được dựa trên trải nghiệm WiFi của người dùng. 

Có đến 1/3 người dùng smartphone trong tổng số 9.000 người dùng được khảo sát ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Brazil tin vào điều này. 

19% còn lo ngại gói dữ liệu dùng chung có thể gây ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình do tranh cãi từ hoạt động sử dụng cá nhân và chi phí. Mỹ hiện là quốc gia có chi phí bổ sung thêm thiết bị vào gói cước dữ liệu khá cao. Và đây cũng là rào cản lớn nhất của việc phổ quát gói cước dữ liệu dùng chung tại nước này.

Cũng theo dữ liệu nghiên cứu của Ericsson ConsumerLab, người dùng smartphone đang dùng gói cước dữ liệu dùng chung rất phấn khích với việc kết nối thêm nhiều thiết bị như thiết bị đeo, ô tô kết nối, nhà kết nối…

Tóm lại, sự tiến hóa của các gói cước dữ liệu dùng chung cần phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng trong hiện tại và tương lai.
TIN LIÊN QUAN