Vì sao tất cả công ty công nghệ đều cần đến Trung Quốc?
Trong ngành công nghệ cao, đặc biệt là mảng sản xuất thiết bị di động, Trung Quốc nắm một vai trò vô cùng quan trọng trong khâu sản xuất và phân phối, đồng thời cũng là thị trường mà các hãng sản xuất hàng đầu thế giới hướng đến.
Chúng ta thường nghe nói Việt Nam đang lệ thuộc vào Trung Quốc và đang tìm mọi cách để thoát khỏi sự lệ thuộc này. Tuy nhiên, với ngành công nghệ cao, cả thế giới đang phải trông mong vào nguồn nhân lực dồi dào của một trong chín con rồng của Châu Á. Bởi vậy, muốn thành công, các hãng điện thoại, điện tử hàng đầu hiện nay phần lớn đều phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trung Quốc - nguồn nhân lực dồi dào
Các Tập đoàn công nghệ hàng đầu đều sở hữu cho mình một nguồn nhân lực có kỹ thuật và tay nghề rất cao, song, nguồn nhân lực đó không thể lãng phí sử dụng trong các dây chuyền sản xuất mà thay vào đó là sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu. Bởi vậy, các hãng phải tìm nguồn nhân lực ở bên ngoài để có thể đảm bảo trong khâu sản xuất với sản lượng lớn và cuối cùng họ chọn Trung Quốc.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, đồng thời có tỉ lệ hộ dân đói nghèo rất cao, đặc biệt là khu vực xa thủ đô Bắc Kinh. Điều này đã vô tình tạo một điều kiện không thể tốt hơn đối với các hãng công nghệ hàng đầu thế giới, đặc biệt là những cái tên đến từ nước Mỹ như Apple, Intel... Việc tiếp cận Trung Quốc giúp họ có được một không gian rộng lớn để xây dựng nhà máy, đồng thời sở hữu được nguồn nhân lực vô cùng dồi dào và với giá thành đặc biệt hấp dẫn.
Trung Quốc sở hữu nguồn nhân lực dồi dào. Ảnh: Internet
iệc tiếp cận Trung Quốc giúp họ có được một không gian rộng lớn để xây dựng nhà máy, đồng thời sở hữu được nguồn nhân lực vô cùng dồi dào và với giá thành đặc biệt hấp dẫn.
Bên cạnh đó, các hãng có thể sử dụng các nhà máy sản xuất sẵn có với quy mô lớn và linh hoạt hơn rất nhiều so với các nơi khác trên toàn thế giới. Họ có thể thuê hoặc đuổi việc hàng chục nghìn lap động chỉ trong một đêm mà không vấp phải sự khó khăn nào. Lý do là bởi Trung Quốc có rất nhiều lao động thừa thãi và tập trung rất nhiều quanh các nhà máy, nên các nhà sản xuất có thể dễ dàng tập trung một số lượng lớn nhân công ngay khi cần thiết. Mặt khác các nhà máy của Trung Quốc có thể thay đổi quy trình sản xuất và cách thức làm việc rất nhanh chóng khi có những biến động xảy ra. Và cuối cùng, Trung Quốc là đất nước có nhu cầu về việc làm lớn nhất thế giới. Vì thế sự xuất hiện của các nhà máy mới như một sự cứu cánh đối với đất nước phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng trong giai đoạn trước.
Trung Quốc chứa 97% nguồn đất hiếm trên thế giới
Đất hiếm là hợp kim được sử dụng chế tạo vật liệu siêu dẫn được sử dụng rất nhiều trong các quy trình sản xuất sản phẩm, thiết bị công nghệ cao và Trung Quốc chiếm đến 97% nguồn tài nguyên này trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, việc chính phủ rung Quốc cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu nguồn tài nguyên này càng khiến cho giá đất hiếm tăng cao hơn trên thị trường ngoài Trung Quốc. Bởi vậy, việc đặt nhà máy sản xuất ngay tại lãnh thổ nước này sẽ đảm bảo được nguồn nhiên liệu sản xuất luôn ở mức ổn định và giảm chi phí vận chuyển so với đặt nhà máy ở quốc gia khác.
Trung Quốc sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào trong việc sản xuất chất bản dẫn. Ảnh: Internet
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã mở cửa rộng rãi để chào đón các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài bằng cách cho miễn hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm và phần nào đó là sự tự do sử dụng nguồn nhân lực sẵn có. Chính vì nguyên nhân này mà có rất nhiều sự việc như ngược đãi, bóc lột nhân công xảy ra trong thời gian qua.
Trung Quốc và truyền thống sản xuất thiết bị công nghệ cao
Cho dù không phải là cái tên nổi bật trong ngành nghiên cứu các công nghệ mới, song, nói về sản xuất thiết bị, không có một đất nước nào trên thế giới có thể vượt qua được cường quốc đông dân nhất thế giới này.
Không phải cho đến thời gian gần đây, Trung Quốc mới đầu tư và phát triển một cách mạnh mẽ về khả năng sản xuất và cung ứng các thiết bị công nghệ cao bao gồm smartphone, tablet, máy tính, máy ảnh... mà thực sự đã trở thành truyền thống của quốc gia này. Với nguồn nhân công dồi dào, nguồn nhân lực chất lượng cao đông đảo, Trung Quốc sẵn sàng mang cả thế giới công nghệ về đất nước của mình.
Khu công nghệ cao Haidian Park. Ảnh: Internet
Nếu như Mỹ có thung lung Silicon trứ danh thì người Hoa lại rất tự hào về Haidian Park. Nơi đây đã tập trung các trụ sở, các viện nghiên cứu của 40 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới bao gồm cả Microsoft và IBM. Thậm chí, Haidian Park đã tồn tại được hơn 4 thập kỷ qua và sở hữu rất nhiều công trình khoa học, các kỹ sư và kỹ thuật viên có chuyên môn được đánh giá rất cao. Ngay gần Haidain Park có một địa điểm với tên gọi Zhongguancun, nơi đặt nền móng vững chắc cho sự nổi lên của hãng điện thoại Xiaomi. Nơi đây cũng đang thu hút rất nhiều nhân tài trên toàn thế giới. Bởi vây, các hãng công nghệ hiện nay đều lấy Trung Quốc làm nơi "chọn mặt gửi vàng".
Nếu như Mỹ có thung lung Silicon trứ danh thì người Hoa lại rất tự hào về Haidian Park. Nơi đây đã tập trung các trụ sở, các viện nghiên cứu của 40 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới bao gồm cả Microsoft và IBM.
Mặt khác, về phía các nhà sản xuất, họ gần như không có lựa chọn nào khác ngoài Trung Quốc để có thể bắt đầu việc sản xuất của mình. Nếu có một sự lựa chọn nào khả thi, các công ty sẽ mẩt rất nhiều thời gian để có thể đào tạo được một nguồn lực vững chắc cho việc sản xuất thiết bị và trong thời gian đó, họ sẽ có thể đánh mất vị thế của mình trên thị trường đang theo đuổi.
Để cạnh tranh với các thương hiệu Trung Quốc
Về phương diện này, có lẽ chỉ các hãng điện thoai mới là người hiểu rõ hơn ai hết. Chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, thị trường Trung Quốc vốn là mảnh đất vô cùng màu mỡ dành cho các hãng điện thoại hàng đầu thế giới đã trở nên chật chội hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của các thương hiệu nội địa.
Xiaomi. Ảnh: Internet
Việc đặt nhà máy sản xuất sẽ phần nào chiếm lĩnh được tài nguyên, hạn chế những bước đi đột phá của các thương hiệu Trung Quốc.
Samsung, LG, Sony hay thậm chí là Apple đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Xiaomi, Huawei, ZTE. Có rất nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, nếu vuột mất thị trường Trung Quốc, các hãng điện thoại sẽ sụt giảm nhanh chóng về doanh số vì đây là thị trường có nhiều người sử dụng smartphone nhất trên thế giới. Điều này đã xảy ra với Samsung trong năm 2014 khi các mẫu smartphone tầm trung và giá rẻ đã không thể cạnh tranh với dòng Mi Note của Xiaomi hay sản phẩm của Huawei.
Chính vì lý do đó, các hãng điện thoại sẽ tiếp tục đem đến cho thị trường Trung Quốc những nét mới mẻ hơn đồng thời mang lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài dành cho đất nước này, qua đó, chiếm cảm tình của người tiêu dùng. Và hơn hết, việc đặt nhà máy sản xuất sẽ phần nào chiếm lĩnh được tài nguyên, hạn chế những bước đi đột phá của các thương hiệu Trung Quốc.