TQ “lạnh lưng” nếu VN mua trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ
Sau chiếc P-3 Orion Mỹ có khả năng bán cho Việt Nam, chiếc AH-64 Apache cũng là chiếc máy bay Việt Nam có thể mua, đang khiến giới quân sự Trung Quốc “lạnh lưng”.
- Chiếc P-3C Orion “săn tàu ngầm” Mỹ sắp bán cho Việt Nam hiện đại cỡ nào?
- Việt Nam mua nhiều vũ khí tối tân của Séc
- Những vũ khí tốt nhất của Nga mà Việt Nam đang có
- Những vũ khí phòng thủ biển tối tân của Quân đội Việt Nam
- “Lá chắn thép” phòng thủ bờ biển Bastion-P của Việt Nam mạnh như thế nào?
- Việt Nam sắp có "lá chắn thép" Bastion-P thứ 3
- Soi “siêu tên lửa” BrahMos Việt Nam sắp có
- Việt Nam sẽ có trung tâm dịch vụ tên lửa
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Truyền thông Trung Quốc lo ngại
Sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đang tỏ ra lo ngại về việc Việt Nam có thể “tăng sức mạnh vượt trội” khi mua các loại vũ khí của Mỹ. Và chiếc trực thăng AH-64 Apache là một trong những số đó, trang Người đưa tin cho hay.
Chiếc AH-64 Apache của Mỹ mang đầy đạn và tên lửa có sức chiến đấu ghê gớm đang làm giới truyền thông Trung Quốc e ngại.
Theo tờ Hoàn Cầu thời báo bản tiếng Trung hôm 6/10, mặc dù không rõ ràng Việt Nam nhập khẩu vũ khí từ Hoa Kỳ, nhưng quân đội Việt Nam đang đến gần với thông tin được truyền thông trích dẫn rằng họ sẽ mua máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion. Chiếc trực thăng chiến đấu AH-64 Apache cũng có khả năng và trong tương lai, có thể các loại và các máy bay chiến đấu hiện đại khác của Mỹ cũng sẽ được bán cho Việt Nam.
Tờ Hoàn Cầu kết luận: “Điều này sẽ tạo thành một áp lực tâm lý mạnh mẽ cho Trung Quốc, không biết khi nào vũ khí của Mỹ sẽ vào Việt Nam”.
Còn Wantchinatimes – một trang mạng Đài Loan theo dõi sát sao tin tức chính trị Trung Quốc cho biết: “Bản tin tham khảo của Tân Hoa Xã xuất bản hôm 5/10 nói rằng việc Mỹ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam sẽ gây ra rắc rối nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc”.
Cũng theo bản tin này, “Nga đã cung cấp máy bay chiến đấu tiên tiến, tàu ngầm và tàu chiến cho Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ tham gia cung cấp hệ thống vũ khí tiên tiến như trực thăng Apache và các máy bay chiến đấu, Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành một đối thủ vượt trội hơn rất nhiều trong một cuộc xung đột tiềm năng”.
Chiếc trực thăng AH-64 Apache mạnh cỡ nào?
AH-64 Apache là máy bay trực thăng tấn công, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra của Lục quân Hoa Kỳ. Nó được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện được sản xuất bởi hãng Boeing.
Khác hẳn các dòng máy bay trực thăng khác, AH-64 Apache là loại máy bay trực thăng tấn công có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ tua bin. Phi hành đoàn được bố trí ngồi song song trong một khoang bọc thép. Nó được trang bị hai động cơ turboshaft GE T700. Model A được trang bị với các phiên bản động cơ -701 đến năm 1990 khi các công cụ đã được chuyển sang phiên bản mạnh mẽ hơn -701C. Để phục vụ chiến đấu, nó được trang bị một trọng pháo M230 cỡ 30mm, đồng thời mang cả tên lửa và rốc két trên các cánh phụ.
Với thiết kế có thể hoạt động ở mọi địa hình và thời tiết, nó có khả năng hoạt động cả ngày hay đêm và trong điều kiện thời tiết bất lợi, phi công sẽ dùng mũ có hệ thống quan sát chuyên dụng, thuận lợi cho việc chiến đấu. Ngoài ra, Apache cũng được trang bị những thiết bị điện tử hàng không mới nhất, như: Hệ thống thu nhận mục tiêu, Hệ thống nhìn đêm của phi công (TADS/PNVS), Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS).
Dòng AH-64D Apache (mới) có động cơ hoạt động hiệu quả, ít tốn nhiên liệu nên tầm hoạt động tối đa lên tới 1.900km. Bán kính chiến đấu của AH-64D khá rộng, lên tới 480km, với trần bay cao, ở mức 6.400 m. AH-64D có khả năng hoạt động liên tục trong 3 giờ 9 phút. Nếu so sánh với chiếc trực thăng tấn công hàng đầu của Nga là Mi-28, chiếc AH-64D của Mỹ có nhiều ưu điểm hơn hẳn.
Apache được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên vào năm 1989 ở Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch “Tự do bền vững” ở Afghanistan hay cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ là “các thợ săn xe tăng” tuyệt vời và nó cũng góp phần phá hủy hàng trăm xe bọc thép của quân đội Irắc lúc đó.
Thanh Trà (tổng hợp)